Cây lựu và kỹ thuật trồng lựu

Lựu hay còn gọi là thạch lựu (tên khoa học là Punica granatum) là một loài thực vật ăn quả thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 2-5 mét. Lựu có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á và được đem trồng tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại. Nó được trồng rộng rãi tại Gruzia, Afghanistan, Algérie, Armenia, Azerbaijan, Iran, Iraq, ẤnĐộ, Israel, Maroc, Pakistan, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, lục địa Đông Nam Á, Malaysia bán đảo, Đông Ấn, và châu Phi nhiệt đới. Được di thực vào châu Mỹ Latinh và California bởi những người định cư Tây Ban Nha vào năm 1769, ngày nay lựu được trồng tại một số vùng của bang California và Arizona để sản xuất đồ uống. Lựu đã du nhập vào nước ta rất lâu rồi, đã trở thành cây chỉ thị thời tiết biểu hiện lựu trong văn học, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ: "Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông"



Đặc điểm: 

Lựu là loài cây lâu năm. Lá đơn, nguyên, mọc đối, cuống ngắn. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành, hoa màu đỏ tươi, nở vào mùa hè. Hoa có 5-6 lá đài hợp ở gốc, 5-6 cánh hoa màu đỏ, rất nhiều nhị bầu nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Quả mọng hình cầu có vỏ dày, đầu quả còn 4 - 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày, khi chín màu vàng, đỏ. Trong quả có vách ngang chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt 5 cạnh, có vỏ hạt mọng, sắc hồng trắng.

Mùa quả từ tháng 9 đến tháng 2 tại Bắc bán cầu, từ tháng 3 đến tháng 5 tại Nam bán cầu.

Cây lựu  Là cây thân gỗ lá rụng, cao khoảng 2 – 5m. Thân cây màu nâu xám, nhánh non bóng nhẵn và cái màu xanh vàng, có 4 góc cạnh. Lá đơn mọc đối xứng nhau hoặc thành lùm, phiến lá hình trứng, vành lá nguyên vẹn, mặt lá bóng nhẵn, cuống ngắn, lá non có màu xanh nõn hoặc màu đồng. Hoa mọc thành cụm gồm một hoặc nhiều hoa trên đỉnh nhánh hoặc nách lá, cánh hoa màu đỏ hoặc màu trắng, gồm hai loại cánh đơn và cánh kép. Quả mọng hình cầu, màu đỏ vàng. Ra quả vào tháng  9 – 10.

Cây lựu thích hướng về ánh nắng mặt trời, khí hậu ấm áp, có thể chịu nhiệt độ thấp trong thời gian ngắn. Có tính thích nghi cao đối với đất trồng, có thể sinh trưởng trong môi trường đất dính, đất cát, đất kiềm, thậm trí trên các vách đá, nhưng tốt nhất là đất pha cát. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 200C – 300C.

Thành phần hóa học:

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ có độ 22% chất tanin. Ngoài ra còn có 0,5-0,7% alcaloid toàn phần là pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao. Đây là thuốc độc bảng A. Vỏ thân cũng chứa pelletierin và các alcaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn.

Vỏ quả có 28% chất tanin và granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. Dịch quả chứa axit citric, axit malic và các chất đường glucose, fructose, maltose.

Thành phần dinh dưỡng
Lựu, chỉ tính áo hạt
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng
285 kJ (68 kcal)
Folate (B9)
2%
Cacbohydrat
17.17 g
6 μg
Đường
16.57 g
Vitamin C
7%
Chất xơ thực phẩm
0.6 g
6.1 mg
Chất béo
0.3 g
Chất khoáng
Chất đạm
0.95 g
Canxi
0%
Vitamin
3 mg
Thiamine (B1)
3%
Sắt
2%
0.030 mg
0.30 mg
Riboflavin (B2)
5%
Magiê
1%
0.063 mg
3 mg
Niacin (B3)
2%
Phốt pho
1%
0.300 mg
8 mg
Pantothenic acid (B5)
12%
Kali
6%
0.596 mg
259 mg
Vitamin B6
8%
Kẽm
1%
0.105 mg
0.12 mg

Quả lựu chính là biểu tượng của sức khỏe và còn là một thảo dược cực kỳ tốt.


Mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Lựu mang đến hơn 45% chất xơ cho cơ thể, điều này mang lại một hệ tiêu hóa cực tốt cho cơ thể con người.

Ngăn ngừa ung thư: Sử dụng lựu thường xuyên sẽ giúp ức chế sự tăng trưởng của các khối u, ngừa ung thư tuyết tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da.

Hạ Huyết áp, chống lão hóa: Trong lựu có chất Axit Punicic có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride và giảm huyết áp. Đây cũng là lý do mà quả lựu có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Hợp chất polyphenolic trong quả lựu là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể bạn, đặc biệt là làn da. Vì vậy, ăn lựu nhiều giúp da của bạn trông sang hơn trong một thời gian dài.

Tác dụng chữa bệnh của quả lựu: Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mô hôi vào mùa hè, viêm loét miệng, tiêu hóa kém, viêm loét trong miệng, tiêu hóa kém, đau bụng, tiêu chảy, sâu răng, ghẻ ngứa…

Cây lựu có 3 loại giống chính:

1. Lựu bông:Loại lựu chỉ ra hoa có nhiều cánh màu đỏ tươi rực rỡ đẹp mắt, ít khi có trái hoặc trái nhỏ xíu gọi là lựu bông.

2. Bạch lựu: Cho hoa trắng, trái chín có màu trắng vàng (Bạch lựu)Lựu đỏ: Cho hoa đỏ, trái chín có màu đỏ hồng

Phương pháp trồng lựu đỏ:

Cây lựu đỏ giống được nhân giống từ hạt hoặc từ cây chiết Cây giống có chiều cao từ 35-40 cm, lá tròn đều không sâu bệnh cây giống được tuyển chọn từ những cây bố mẹ khỏe mạnh Cây lựu giống hiện được bán tái vườn với giá 25 000 đồng/cây

Lựu trồng bằng hạt:

1. Tách bỏ phần hột với phần hạt mọng nước, sau đó rửa sạch và để ráo.

2. Đặt những hột lựu vừa để ráo lên một tấm khăn giấy ẩm và cuộn lại.

3. Đặt các cuộn giấy ẩm có chứa hạt giống lựu vào trong những túi bóng và để chúng ở nơi có độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải.

4. Kiểm tra độ nảy mầm của những túi hạt giống sau khi để khoảng 10 ngày.

5. Đặt những hạt giống đã nảy mầm vào khay đựng sẵn đất, tạo những lỗ nhỏ và đặt các hạt mầm xuống đó. Dùng đất phủ kín bề mặt hạt. Thường xuyên tưới nước và luôn giữ ẩm cho đất để cây lựu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Lưu ý: Đặt khay chứa hạt mầm dưới ánh sáng đèn sưởi hoặc để ra nơi cửa sổ để đảm bảo cây có đầy đủ ánh sáng để phát triển.

Sau 6 tuần cây bắt đầu phát triển đạt từ 8 đến 10 cm. Sau 3 tháng kể từ khi gieo hạt, cây sẽ đạt chiều cao khoảng 15 đến 20 cm

Với những người thích trồng cây lựu trong chậu để làm cảnh, bày chơi trong nhà thì nên chọn loại chậu không lớn. Bạn có thể cắt tỉa, tạo dáng đẹp cho cây theo sở thích của mình, loại bỏ những cành khó có khả năng ra 

Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối, khoảng 1 lần/tháng bón cho cây một ít phân bón hữu cơ. Bị hạn chế về khoảng đất trồng trong chậu nên cây sẽ ra quả nhỏ, chỉ để ngắm chứ ăn sẽ không ngon.

Với những người muốn trồng lựu để lấy trái ăn thì tốt nhất trồng cây con xuống đất vườn ngay sau khi cây đạt chiều cao khoảng 30 - 40 cm. Cây nên trồng ở nơi có nhiều nắng, thoát nước tốt. Cứ nửa tháng lại bón cho cây bằng phân hữu cơ.

Cây lựu có thể trồng bằng chiết cành:

Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…

Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bỏ nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quả ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây Lựu nẩy rất nhiều con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.

- Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…Riêng tại khu vực TPHCM thì người ta thường trồng cây Lựu trong chậu hay trong bồn trước cửa nhà với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và có tài lộc vào nhà, trồng ngoài vườn, ruộng thì mật độ 3 m x 3 m

- Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Cây Lựu nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, khi trồng chậu hay trồng vào bồn cần để ý đến việc giúp thoát nước cho cây mọc tốt, cây Lựu phải trồng nơi có đầy đủ ánh nắng ( nắng buổi sáng là tốt nhất) đồng thời thường xuyên cung cấp dinh dưỡng cho cây Lựu nhất là phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm NPK, phân vi lượng, cây Lựu sẽ cho hoa trái quanh năm.

- Phân Bón Lót:

Cây Lựu là loài cây cảnh dễ chăm sóc, nhu cầu bón phân cũng đơn giản, chỉ cần quan tâm tưới nước đầy đủ, không để ứ đọng làm chết cây, và bón thêm phân để cây Lựu đủ dinh dưỡng cho hoa trái liên tục.

- Kỹ Thuật Trồng Cây Lựu:

Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây lựu sẽ sinh trưởng kém vì vậy cây lựu không trồng được ở vùng có khí hậu lạnh.

Thông tin hữu ích: Cách trồng cây lựu đỏ lùn ra nhiều quả

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lựu:



- Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

- Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn .

 - Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Lựu:

Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây ( 15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi.. rất tốt để bón cây lựu .Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái.

- Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Lựu:

Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Có thể dùng thuốc bảo vệ thực vật phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên (không phun tưới vào gốc cây), vài ngày sau tiến hành tưới nước rửa lại, rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

- Thu Hoạch và Bảo Quản:

 Lựu bạch khi chín có màu vàng, lựu đỏ khi chín có màu hồng. Do vậy khi thấy vỏ có màu vàng hay hồng là hái. Lấy kéo cắt cuống, không nên vặn để rứt rời ra vì nhìn quả lựu không ngon. Tránh thu hái lúc trời ướt át vì quả sẽ nứt, mất giá trị kinh tế. Hái xong bỏ lựu vào các thùng mạt cưa để dành lâu ngày, và khi chuyên chở thì gói giấy lụa, sắp cẩn thận để đừng hư giập. Việc thu hái và bảo quản phải được làm cẩn thận vì cây lựu là cây cho loại quả được xem là có giá trên thị trường, một loại quả được ưa chuộng vì ngon và bổ dưỡng.
Nguồn internet

Xem thêm:


No comments

Powered by Blogger.